Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có lấy lại được không?

Tóm tắt câu hỏi: Em có chuyển tiền cho 1 tài khoản ngân hàng để lấy hàng như thoả thuận nhưng bên đầu bên đã không làm đúng như thoả thuận chuyển khoản xong họ bắt đầu chặn facebook, số điện thoại thì không liên lạc được. Em thấy vậy liền chạy ra ngân hàng báo chuyển nhầm tiền và mong lấy lại được tiền nhưng 5 ngày rồi ngân hàng vẫn chưa thông báo kết quả gì. Luật sư  tư vấn cho em ý kiến để làm sao em có thể lấy lại được tiền? Em cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

 Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;

– Bộ luật dân sự 2015;

– Thông tư 23/2010/TT-NHNN.

Theo Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Người nào chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải trả lại cho chủ sở hữu, chủ thể khác có quyền tài sản. 

Theo như bạn trình bày, bạn có chuyển tiền cho 1 tài khoản ngân hàng để lấy hàng như thoả thuận nhưng bên đầu bên đã không làm đúng như thoả thuận chuyển khoản xong họ bắt đầu chặn facebook, số điện thoại thì không liên lạc được. Bạn đã báo ngân hàng để yêu cầu rút lại tiền bạn đã chuyển. Trong trường hợp này, khi bạn báo chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác cho Ngân hàng thì Ngân hàng phải kiểm tra xem có dấu hiệu sai sót hay nhầm lẫn hay không. 

Căn cứ theo khoản 4, Điều 36 Thông tư 23/2010/TT-NHNN về điều chỉnh các sai sót khác như sau:

“Đối với Lệnh thanh toán sai địa chỉ khách hàng (Lệnh thanh toán chuyển đúng đơn vị nhận lệnh nhưng không có người nhận lệnh hoặc người nhận lệnh mở tài khoản ở Ngân hàng khác), sai tên, số hiệu tài khoản của người nhận Lệnh thanh toán (đúng tên nhưng sai số hiệu tài khoản hoặc ngược lại), ký hiệu chứng từ, ký hiệu loại nghiệp vụ, xử lý như sau:

a) Đối với các Lệnh thanh toán Có (hoặc Nợ) đơn vị nhận lệnh đã nhận nhưng chưa hạch toán thì thực hiện hạch toán vào tài khoản phải trả (phải thu) sau đó lập Lệnh thanh toán chuyển trả lại đơn vị khởi tạo lệnh. Nghiêm cấm đơn vị nhận lệnh chuyển tiền tiếp;

b) Đối với các Lệnh thanh toán đã thực hiện, đơn vị nhận lệnh xử lý tương tự như đã nêu tại Điểm b Khoản 3 Điều 36 Thông tư 23/2010/TT-NHNN .”

Như vậy, nếu Ngân hàng phát hiện có dấu hiệu nhầm lẫn hay sai sót sẽ thông báo cho chủ tài khoản và thực hiện phong tỏa, tạm khóa tài khoản cho đến khi làm rõ, khắc phục xong những sai sót trên. Trong trường hợp tài khoản thụ hưởng đã bị khóa, hoặc bị phong tỏa vẫn còn số tiền bạn chuyển đến thì Ngân hàng sẽ chuyển tiền trả lại cho bạn.

Nếu trường hợp số tiền gửi nhầm vào tài khoản đã được rút, Ngân hàng sẽ thông báo và liên lạc với chủ tài khoản để yêu cầu trả lại số tiền trên. Trường hợp chủ tài khoản không đồng ý trả lại số tiền, bạn có thể đề nghị Ngân hàng cung cấp thông tin của chủ tài khoản này để khởi kiện yêu cầu trả lại số tiền trên. 

Tuy nhiên, trong trường hợp này, theo thông tin bạn cung cấp, bạn có chuyển tiền cho một tài khoản ngân hàng để lấy hàng theo thỏa thuận, nhưng ngay sau khi nhận tiền chuyển khoản thì người đó cắt đứt liên lạc với bạn, ở đây có dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, còn về việc bạn chuyển tiền qua ngân hàng, như trường hợp của bạn, không có sự nhầm lẫn hay sai sót, mà do bạn phát hiện người kia có dấu hiệu lừa đảo nên không đủ căn cứ để ngân hàng lấy lại tiền cho bạn. Bạn có thể làm đơn tố cáo gửi ra cơ quan công an có thẩm quyền tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.”

Kèm theo đơn là các chứng từ đã chuyển khoản cũng như các thông tin trao đổi qua lại giữa bạn và người kia trong những lần giao dịch trước và sau khi chuyển tiền. Sau khi tiếp nhận sự việc cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra xác minh và bảo vệ quyền lợi cho bạn.

Bài viết tham khảo:

KHÔNG TRẢ LẠI TIỀN CHUYỂN KHOẢN NHẦM CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÔNG?

Trên đây là phần nội dung tư vấn của Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội về nội dung tư vấn pháp luật . Những thông tin pháp lý đăng tải được trả lời bởi các chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên các thông tin, trích dẫn chỉ mang tính chất tham khảo do các văn bản pháp luật dẫn chiếu luôn cập nhật và thay đổi nên có thể hết hiệu lực hoặc được thay thế bằng văn bản khác có hiệu lực tại thời điểm áp dụng; Để được giải quyết các công việc được chính xác và hiệu quả nhất bạn có thể gọi điện thoại qua số Hotline 0944.555.975/ 0982.205.385 hoặc gủi thư thông qua Gmail Luatsuhanoi.info@gmail.com Nếu còn vấn đề vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp tư vấn thêm, Quý khách vui lòng trực tiếp đến văn phòng tại địa chỉ: Toà nhà N02 – K35 Tân Mai – P. Tương Mai – Q. Hoàng Mai – Tp. Hà Nội.

   Trân trọng!

5/5 - (1 bình chọn)