Luật sư tư vấn về thủ tục khi Ly hôn, tranh chấp nuôi con, điều kiện tranh chấp quyền nuôi con khi Ly Hôn.
Vợ chồng em kết hôn từ năm 2016 đến nay đã là 3 năm có 1 bé trai với nhau, chúng em ở chung với nhà bố mẹ chồng. Ban ngày em đi làm rồi về còn cơm nước dọn dẹp và chăm sóc bố mẹ chồng đã già yếu. Em làm cả ở công ty lẫn ở nhà, chăm con nhưng anh chồng em không giúp đỡ em việc gì, áp lực từ công việc lẫn các công việc ở nhà trong mấy năm qua khiến em không chịu nổi vì vậy em quyết định xin ly hôn và muốn nuôi con. Xin Luật sư tư vấn giúp em những điều kiện để tranh chấp nuôi con.
———
Chào bạn ! Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc như sau:
Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Theo Điều 81 của có quy định về nuôi con khi ly hôn như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”
Như vậy:
Căn cứ vào quy định của pháp luật và điều kiện thực tế, bạn cần chứng minh cho toà án về điều kiện nuôi con, mức thu nhập (Bạn có thể đưa ra bảng lương cung cấp cho toà án, bạn cũng cần chứng minh việc mình có chỗ ở hợp pháp (nhà thuê lâu dài, hoặc có nhà riêng, hoặc nhà cha mẹ cho tặng…), trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì quyền ưu tiên cho mẹ trực tiếp nuôi con.
Khi được toà án tuyên cho bạn được quyền nuôi con thì bạn cũng phải đảm bảo được các điều kiện về chăm sóc giáo dục tốt cho con cái, bạn đã phải chăm sóc gia đình nhiều trong khi chồng bạn không giúp đỡ bạn được mấy dẫn đến mâu thuẫn gia đình ngày một trầm trọng phải ly hôn, bạn muốn nuôi con và có thể yêu cầu chồng mình cấp dưỡng tiền nuôi con theo quy định tại điều 82 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Theo đó, chồng bạn phải có nghĩa vụ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng tiền nuôi con cái cho bạn khi bạn nuôi con nếu bạn có yêu cầu.
Lưu ý : Trên đây những thông tin pháp lý đăng tải được trả lời bởi các Luật sư tư vấn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm.Tuy nhiên các thông tin, trích dẫn chỉ mang tính chất tham khảo. Do các văn bản pháp luật dẫn chiếu luôn luôn cập nhật và thay đổi, nên có thể hết hiệu lực, hoặc được thay thế bằng một văn bản pháp luật tương đương khác tại thời điểm hiện tại. Để được giải quyết các công việc được chính xác, hiệu quả nhất, bạn có thể gọi điện thoại, qua số Hotline 0982205385 hoặc gửi thư thông qua Gmail để được tư vấn kịp thời.
Chi tiết vui lòng liên hệ: Văn phòng Luật sư An Việt. An Việt– Giải quyết mọi vấn đề của bạn
Rất hân hạnh được đón tiếp !