Công ty rút đơn thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không

Câu hỏi tư vấn: Xin nhờ luật sư tư vấn trường hợp sau đây của em: Anh P có hành vi trộm cắp tài sản của công ty A với số tài sản khoảng hai mươi triệu đồng. Chủ công ty A đã trình báo với công an cấp huyện sự việc trên, công an đã vào cuộc điều tra sự việc. Sau đó anh P đã xuống thỏa thuận thương lượng đền bù số tài sản trộm cắp trên. chủ công ty A đồng ý số tiền đền bù, xin hỏi trường hợp trên chủ công ty có thể làm đơn yêu cầu kết thúc vụ án trên được không và không truy cứu trách nhiệm hình sự được không? Nếu không thì tội trên theo quy định của pháp luật sẽ có khung hình phạt như thế nào ? em xin cảm ơn. Mong sớm nhận được tư vấn của luật sư.

Công ty rút đơn thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không
                   Công ty rút đơn thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không

 Luật sư tư vấn: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Với thắc mắc của bạn, VPLS An Việt xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Với thông tin bạn cung cấp, chúng tôi cho rằng P có thể phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

Với số tài sản trộm cắp là 20 triệu đồng, P có thể bị xử lý theo quy định tại Khoản 1, Điều luật trên với khung hình phạt là phạt phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 chỉ quy định một số tội danh khởi tố theo yêu cầu của người bị hại tại Điều 155 như sau: 

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Theo quy định trên thì với những tội danh quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự, cụ thể là các tội: tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, tội làm nhục người khác,… thì vấn đề khởi tố chỉ được thực hiện khi có yêu cầu từ phía người bị hại, và nếu người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì vụ án sẽ bị đình chỉ ngừng giải quyết.

Tuy nhiên, tội Trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 – Bộ luật Hình sự lại không nằm trong trường hợp trên. Do đó, dù phía công ty có rút yêu cầu khởi tố thì P vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Việc đã bồi thường cho công ty và công ty không muốn truy cứu trách nhiệm với hai người này sẽ được xem như tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho hành vi.

Đánh giá