Bị khỏi kiện khi vay nợ không có khả năng chi trả

Câu hỏi tư vấn:

Tôi vay 500 triệu và giờ không còn khả năng trả nợ. Tài sản của tôi hiện giờ chỉ còn 02 căn nhà do bố mẹ để lại. Hiện giờ chủ nợ là bà A thường xuyên đến đòi tiền và dọa sẽ khởi kiện ra tòa. Liệu bà A có đi kiện được tôi không? Tôi có chịu trách nhiệm gì không? Khi vay vôi chỉ ký giấy nhận nợ.

Bị khỏi kiện khi vay nợ không có khả năng chi trả
                                    Bị khỏi kiện khi vay nợ không có khả năng chi trả

Xem thêm: Tư vấn lấy lại xe đã bị trộm cắp mang đi cầm đồ

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban tư vấn Văn Phòng Luật Sư An Việt. Với thắc mắc của bạn, VPLS An Việt xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Luật áp dụng:

– Bộ luật Dân sự 2015.

– Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

– Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Do bạn vay nợ mà không trả, bạn phải chịu trách nhiệm dân sự vì đã vi phạm nghĩa vụ trả tiền.

“Điều 351 (BLDS). Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

  1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.”

Bà A có thể khởi kiện yêu cầu bạn trả nợ, vì bạn đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ.

Điều 14 (BLDS). Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền

  1. Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân.

Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài.

Việc bảo vệ quyền dân sự theo thủ tục hành chính được thực hiện trong trường hợp luật quy định. Quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính có thể được xem xét lại tại Tòa án.”

Điều 26 (BLTTDS). Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

  1. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.”

Căn cứ để bà A khởi kiện bạn là Giấy nhận nợ mà bạn đã ký. Mặc dù không có hợp đồng vay, nhưng hành vi nhận nợ của bạn đã cho thấy giữa bạn và bà A xác lập một giao dịch dân sự vay tài sản.

“Điều 116 (BLDS). Giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

“Điều 118 (BLDS). Mục đích của giao dịch dân sự

Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.”

“Điều 119 (BLDS). Hình thức giao dịch dân sự

  1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.”

Tòa án có thẩm quyền có trách nhiệm thụ lý giải quyết Đơn khởi kiện của bà A.

Bạn phải có trách nhiệm trả nợ và lãi (nếu có) cho bà A. Trường hợp bạn không có khả năng chi trả mà bạn còn tài sản là 02 căn nhà, thì những tài sản này có thể bị kê biên, bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Ngoài ra, bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp bạn có hành vi gian dối nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.

Trên đây là phần nội dung tư vấn của Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội về nội dung mà bạn hỏi. Nếu còn vấn đề vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp tư vấn thêm, bạn vui lòng trực tiếp đến văn phòng tại địa chỉ: P.1108 Toà nhà N02 Số 35 Tân Mai – Hoàng Mai – Hà Nội. Điện thoại: 0982 205 385/ 0944 555 975.

Trân trọng!

Xem thêm bài viết khác: Ủy quyền quản lý, sử dụng đất và quyền của người được nhận ủy quyền

Đánh giá