Thế chấp một tài sản cho nhiều ngân hàng được không

Một tài sản có thể thế chấp cho nhiều ngân hàng được không, thế chấp tài sản ngân hàng cần những điều kiện gì?

Xin chào VĂN PHÒNG LUẬT SƯ AN VIỆT, tôi có vấn đề cần luật sư tư vấn như sau: Tôi có một chiếc ô tô hiện đang thế chấp tại ngân hàng cho khoản vay 400 triệu. Xe của tôi thời điểm mới mua là 2,5 tỷ, Vậy bây giờ tôi dùng xe ô tô đó để thế chấp vay vốn tại một ngân hàng khác được không thưa Luật sư ? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời thế chấp một tài sản cho nhiều ngân hàng

 Chào bạn,Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến VĂN PHÒNG LUẬT SƯ AN VIỆT. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Theo quy định tại Điều 296 Bộ luật dân sự 2015 quy định về một tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ nếu đáp ứng những điều kiện sau:

1. Có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm

2. Bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

3. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn, nếu chiếc xe có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng các khoản vay tại các ngân hàng. Nếu bạn và ngân hàng đầu tiên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì thì chiếc xe của bạn có thể được dùng để thế chấp cho nhiều ngân hàng khác khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý: Thế chấp một tài sản cho nhiều ngân hàng

Khi đến hạn trả nợ mà bạn không trả hoặc trả không đúng bạn thì tài sản bảo đảm là chiếc xe sẽ bị xử lý bằng các biện pháp theo quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:

– Bán đấu giá tài sản;

– Bên nhận thế chấp tự bán tài sản hoặc nhận chính tài sản đó để thay cho nghĩa vụ của bên thế chấp…

Đồng thời, theo khoản 3 Điều 296 Bộ luật Dân sự 2015 nêu trên, bạn thế chấp ô tô ở nhiều ngân hàng và cho nhiều khoản vay khác nhau thì trongtrường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một thanh toán một khoản vay thanh toán cho một khoản vay khi đến hạn thì các khoản vay khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các ngân hàng đều được tham gia xử lý tài sản. Ngân hàng nào thông báo về việc xử lý tài sản thì có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu như giữa các ngân hàng không có thỏa thuận khác.

Trường hợp các ngân hàng khác muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì bạn có thể thỏa thuận việc dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.

Bài viết tham khảo :

ĐIỀU KIỆN CHUYỂN NHƯỢNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI

THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI

GIAO DỊCH DÂN SỰ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

Trên đây là phần nội dung tư vấn của Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội về nội dung tư vấn pháp luật . Những thông tin pháp lý đăng tải được trả lời bởi các chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên các thông tin, trích dẫn chỉ mang tính chất tham khảo do các văn bản pháp luật dẫn chiếu luôn cập nhật và thay đổi nên có thể hết hiệu lực hoặc được thay thế bằng văn bản khác có hiệu lực tại thời điểm áp dụng; Để được giải quyết các công việc được chính xác và hiệu quả nhất bạn có thể gọi điện thoại qua số Hotline 0944.555.975/ 0982.205.385 hoặc gủi thư thông qua Gmail Luatsuhanoi.info@gmail.com Nếu còn vấn đề vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp tư vấn thêm, Quý khách vui lòng trực tiếp đến văn phòng tại địa chỉ: Toà nhà N02 – K35 Tân Mai – P. Tương Mai – Q. Hoàng Mai – Tp. Hà Nội.

   Trân trọng!

5/5 - (4 bình chọn)