Xử phạt vi phạm hành chính, quy định xử phạt khi tham gia giao thông

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, một số quy định xử phạt khi tham gia giao thông đường bộ cần lưu ý? Quy định về người điều khiển tham gia giao thông

Theo thống kê của  ủy ban an toàn giao thông quốc gia năm 2018 và đầu năm 2019 trên cả nước xảy ra nhiều vụ vi phạm xử phạt  hành chính đối với người tham gia giao thông thu về ngân sách hàng tỷ đồng, để giảm thiểu bị xử phạt vi phạm hành chính trong khi tham gia giao thông văn phòng chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu về những quy định cũng như tránh bị mất tiền oan.

Hiện nay văn phòng luật sư An Việt  hỗ trợ tư vấn pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật việt nam.

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
+ Tư vấn Luật Hành Chính + Tư vấn pháp Luật Hình Sự
+ Tư vấn Luật Đất Đai + Tư vấn pháp Luật Dân Sự
+ Tư vấn Luật Doanh Nghiệp + Tư vấn pháp Luật Tố Tụng Hình Sự
+ Tư vấn Luật Giao Thông Đường Bộ + Tư vấn pháp Luật Tố Tụng Dân Sự

Những quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Căn cứ pháp luật : Luật giao thông đường bộ 2008 sửa đổi bổi sung năm 2018, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

   I. Một số quy tắc trong tham gia giao thông

Quy định tại chương II từ Điều 9 đến  Điều 38 Luật Giao Thông năm 2008

  Quy định người điều khiển tham gia giao thông

Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

  1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
  2. a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
  3. b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
  4. c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
  5. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
  6. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
  7. a) Đi xe dàn hàng ngang;
  8. b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
  9. c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
  10. d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

  1. e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
  2. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
  3. a) Mang, vác vật cồng kềnh;
  4. b) Sử dụng ô;
  5. c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
  6. d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;

đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Điều 31. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác

  1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.

Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này.

  1. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
  2. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.
  3. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.

Điều 32. Người đi bộ

  1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
  2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
  3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
  4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
  5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

Điều 33. Người khuyết tật, người già yếu tham gia giao thông

  1. Người khuyết tật sử dụng xe lăn không có động cơ được đi trên hè phố và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.
  2. Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết đó là người khiếm thị.
  3. Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ người khuyết tật, người già yếu khi đi qua đường.

xử phạt vi phạm giao thông đường bộ
xử phạt vi phạm giao thông đường bộ

II. Quy định về làn đường, vạch kẻ đường, biển báo đèn tín hiệu

Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ

  1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông,biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
  2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:
  3. a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;
  4. b) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;
  5. c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
  6. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
  7. a) Tín hiệu xanh là được đi;
  8. b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
  9. c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
  10. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:
  11. a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
  12. b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
  13. c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
  14. d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;

đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

  1. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.
  2. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.
  3. Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.
  4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ.

III. Quy định về mức xử phạt vi phạm lỗi thường gặp của người điều khiển phương tiện ô tô và xe máy

Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

–  Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường,

–  Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;

–  Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định,

–  Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”,

–  Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau,

–  Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

–  Không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy;

–  Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;

–  Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”,

–  Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi qua dải phân cách cứng ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

– Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép;

–  Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông;

Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường,

–  Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;

Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

–  Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ  đường,

–  Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;

– Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

–  Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ.

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

–  Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe;

–  Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

–  Dừng xe, đỗ xe trên cầu;

Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

–  Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;

–  Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

Khi tham gia giao thông mọi người cần nâng cao ý thức cảnh giác cũng như chấp hành nghiêm những quy định của pháp luật giao thông để tránh xảy ra những sự việc đáng tiệc.

Lưu ý : Trên đây chỉ  là một số quy định sử phạt và một số quy tắc trong luật giao thông đường bộ mang tính chất tham khảo để giúp các bạn tránh bị xử phạt khi tham gia giao thông . những quy định của luật có thể bị sửa đổi hoặc bổ sung lại theo quy định của luật hiện hành , để thông tin pháp luật về xử lý vi phạmxử phạt hành chính khi tham gia giao thông đường bộ áp dụng vào sự việc hiện tại được chính xác nhất bạn liên hệ trực tiếp qua số Hotline 0944555975 / 0982205385 để được luật sư trợ giúp pháp lý kịp thời và nhanh chóng.

5/5 - (9 bình chọn)