Tư vấn về tội mua bán, tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng

Câu hỏi tư vấn: Chào Luật sư, xin Luật sư tư vấn cho tôi một việc như sau: Tôi có mua khẩu súng tự chế bắn đạn thể thao được một thời gian. Tôi có bị 1 người quen lấy mất cây súng tu chế của tôi và tráo lại cho tôi 1 cây súng bắn bi lo xo. Rồi người bán súng tự chế cho tôi bị bắt và khai ra tôi. Công an có mời tôi về trụ sở lấy lời khai và tịch thu cây súng bắn bi và cho tôi về. Xin luật sư cho tôi biết như trường hợp của tôi bị phạm tội gì, có bị quy vào tội mua bán tàng trữ vũ khí quân dụng không, tôi có bị truy tố không. Xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn về tội mua bán, tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng
                         Tư vấn về tội mua bán, tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng

Luật sư tư vấn: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Với thắc mắc của bạn, VPLS An Việt xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

“Điều 304. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

c) Làm chết người;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;….”

          Xét thấy, nếu như bạn có hành vi mua súng về sau đó bị lừa đổi súng thì cần xác định mục đích của hành vi này là mua về để sử dụng nên tùy vào mức độ nguy hiểm, cấu tạo của súng để xác định anh có thể bị truy cứu trách nhiệm về hành vi sử dụng trái phép vũ khí quân dụng. Cần xác định xem khẩu súng tự chế đó có được coi là vũ khí quân dụng không?

Căn cứ Điều 3 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 về giải thích từ ngữ:

Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
2. Vũ khí quân dụng gồm:
a) Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;
b) Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, (mm), súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét (mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự;
c) Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ;
d) Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.
3. Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự.
4. Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.
5. Vũ khí thể thao là súng và các loại vũ khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.
6. Vật liệu nổ gồm thuốc nổ và các phụ kiện nổ.
7. Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.
8. Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, kinh tế, dân sinh.
9. Công cụ hỗ trợ gồm:
a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
c) Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ;
d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khoá số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn;
đ) Động vật nghiệp vụ.

Theo đó, nếu như mức độ sát thương thấp và nguy hiểm không lớn cùng với cấu tạo không tương ứng như vũ khí quân dụng thì anh có thể chỉ bị xử phạt hành chính về hành vi này.

Trên đây là phần nội dung tư vấn của Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội về nội dung mà bạn hỏi. Nếu còn vấn đề vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp tư vấn thêm, bạn vui lòng trực tiếp đến văn phòng tại địa chỉ: P.1108 Toà nhà N02 Số 35 Tân Mai – Hoàng Mai – Hà Nội. Điện thoại: 0982 205 385/ 0944 555 975.

Trân trọng!

5/5 - (1 bình chọn)