Truy cứu hành vi đưa tiền chạy việc

Tóm tắt câu hỏi: Em có đưa 200 triệu cho ông A ( là Trưởng phòng nhân sự tại công ty X) để chạy việc vào làm tại công ty X , ông A cam kết xin được việc cho em. Tuy nhiên, em chờ mấy tháng nay rồi nhưng không thấy ông A xin việc cho em, em đã gọi điện nhiều lần cho ông A nhưng ông A chỉ bảo phải chờ. Bây giờ em muốn đòi lại tiền thì làm thế nào?

Truy cứu hành vi đưa tiền chạy việc

Truy cứu hành vi đưa tiền chạy việc

Xem bài viết liên quan: Tội cố ý gây thương tích cho người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Luật sư tư vấn: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Với thắc mắc của bạn, VPLS An Việt xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Theo quy định của của Bộ luật dân sự 2015 và căn cứ vào thực tế trường hợp của bạn nêu trên thì hành vi đưa tiền cho ông A của bạn đây là một giao dịch dân sự. Tuy nhiên đây là giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 123 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”

Do đó, hành vi đưa tiền cho ông A nhằm mục đích chạy việc là hành vi trái đạo đức xã hội và bị pháp luật cấm.

Khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu như sau: “2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận;. Trong trường hợp này,  bạn có quyền yêu cầu ông  A hoàn trả số tiền 200 triệu đồng tiền chạy việc cho bạn. Nếu ông A không trả bạn thì bạn có quyền làm đơn khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu đòi tài sản là số tiền 200 triệu đồng.

Ngoài ra, do bạn đã đưa 200 triệu đồng cho ông A làm Trưởng phòng nhân sự của công ty X  nên hành vi của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đưa hối lộ theo quy định tại Điều 364 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội đưa hối lộ như sau:  

1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Lợi ích phi vật chất.”

Như vậy, trường hợp bạn đã đưa cho ông A 200 triệu đồng đã vi phạm quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 364 BLHS 2015. 

Việc ông A đang là trưởng phòng nhân sự của công ty X nhận tiền của bạn để xin cho bạn vào làm tại Công ty X, hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình của ông A đã phạm vào tội Nhận hối lộ theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 354 Bộ luật hình sự 2015.

“c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;”

     Trên đây là phần nội dung tư vấn của Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội về nội dung mà bạn hỏi. Nếu còn vấn đề vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp tư vấn thêm, bạn vui lòng trực tiếp đến văn phòng tại địa chỉ: P.1108 Toà nhà N02 Số 35 Tân Mai – Hoàng Mai – Hà Nội. Điện thoại: 0982 205 385/ 0944 555 975.

Trân trọng!

Có thể bạn muốn xem: Tố cáo người hành hung và phá hoại tài sản của người khác

Đánh giá