Thủ tục cấp giấy chứng nhận xóa án tích

Câu hỏi tư vấn: Tôi phạm tội gây rối trật tự công cộng từ năm 2005. Đến nay vẫn chưa xoá án tích. Tôi không hề có một sai phạm nào từ đó tới nay. Và tôi cũng không còn giữ bất cứ giấy tờ nào liên quan. Vậy giờ tôi muốn xóa án tích phải giải quyết như thế nào? Trình tự thủ tục ra sao?

Thủ tục cấp giấy chứng nhận xóa án tích

Thủ tục cấp giấy chứng nhận xóa án tích

Xem thêm bài viết khác:  Lấy điện thoại người khác mang đi cầm cố có phạm tội không?

Luật sư tư vấn: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Với thắc mắc của bạn, VPLS An Việt xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Theo căn cứ tại Điều 69, 70, 71, 71 Bộ luật hình sự 2015 về Xóa án tích thì người bị kết án sẽ được xóa án tích và coi như chưa bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp: Đương nhiên được xóa án tích, xóa án tích theo quyết định của Tòa án, xóa án tích trong trường hợp đặc biệt.

Các trường hợp đương nhiên được xóa án tích bao gồm:

Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

– 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

– 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

– 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

–  05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

Trường hợp của anh, anh phạm tội gây rối trật tự công cộng từ năm 2005, đã chấp hành xong hình phạt, và không hề có thêm sai phạm nào từ đó đến nay nên anh thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích.

* Thủ tục xin xóa án tích:

– Khi người bị kết án đương nhiên xóa án tích, nếu cần cấp giấy chứng nhận xóa án tích thì làm đơn (Mẫu), kèm các tài liệu như giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp; giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khoản bồi thường, án phí, tiền phạt; giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp (theo mẫu quy định của ngành Công an), bản sao hộ khẩu; bản sao chứng minh nhân dân.

– Người xin xóa án tích nộp hồ sơ xin xóa án tích tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện).

– Người xin xóa án tích không phải nộp bất cứ khoản tiền lệ phí Tòa án nào (trừ trường hợp xin sao quyết định xóa án tích hoặc giấy chứng nhận xóa án)

Trường hợp của anh, anh không còn giữ bất kỳ giấy tờ liên quan nào tới việc anh đã chấp hành xong hình phạt, thì anh có thể xin lại các giấy chứng nhận nêu trên tại các cơ quan liên quan như trại giam, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án hình sự, Công an cấp Huyện nơi anh thường trú.

     Trên đây là phần nội dung tư vấn của Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội về nội dung mà bạn hỏi. Nếu còn vấn đề vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp tư vấn thêm, bạn vui lòng trực tiếp đến văn phòng tại địa chỉ: P.1108 Toà nhà N02 Số 35 Tân Mai – Hoàng Mai – Hà Nội. Điện thoại: 0982 205 385/ 0944 555 975.

Trân trọng!

Có thể bạn muốn xem: Thời hạn tạm giam để điều tra vụ án hình sự

Đánh giá