Phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy có được hưởng tại ngoại hay không?
Câu hỏi tư vấn:
Chồng em sinh năm 1980, trước đây đã có 1 tiền án về sử dụng trái phép chất ma túy 3 năm. Nay đã được xóa án tích và một lần đi trại cai nghiện bắt buộc. Ngày 20/11/2018 vừa qua, chồng em lại bị bắt vì tàng trữ ma túy và sử dụng trái phép chất ma túy (hiện đang tạm giam ). Nay em muốn nhờ Văn Phòng luật tư vấn giúp em. Trường hợp của chồng em có được làm đơn xin tại ngoại cho đến khi xử án không?.
Tàng trữ ma túy trái phép có được hưởng tại ngoại hay không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Với thắc mắc của bạn, VPLS An Việt xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau.
Tại ngoại là cách hiểu thông thường đối với việc một người đang là đối tượng điều tra của cơ quan điều tra nhưng không bị tạm giam.
Tại Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về điều kiện và thủ tục bảo lãnh quy định như sau:
- Bảo lãnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lãnh.
- Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lãnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lãnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lãnh. Thì có thể nhận bảo lãnh cho bị can. Bị cáo là người thân thích của họ. Và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lãnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú. Hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh. Phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lãnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lãnh.
- Bị can, bị cáo được bảo lãnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ.
Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.
Theo quy định tại Điều 122 về Đặt tiền bảo đảm của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015:
- Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo. Mà cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ. Hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.
- Bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ.
- Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan.
- Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội.
Về điều kiện tại ngoại đối với bị can, bị cáo trong vụ án hình sự. Sẽ được áp dụng cho những đối tượng sau.
+ Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi. Là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng. Thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
+ Người phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và có nơi cư trú rõ ràng, không có dấu hiệu bỏ trốn.
Do ở đây bạn không nói rõ là chồng bạn bị phạm tội tàng trữ ma túy trái phép. Và tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội của chồng bạn như thế nào. Cho nên chưa thể xác định rõ chồng bạn phạm tội theo khoản nào.
Để xác định khung hình phạt của chồng bạn phải chịu là bao nhiêu. Do đó sẽ phân làm hai trường hợp như sau:
Thứ nhất là chồng bạn thuộc khung hình phạt theo khoản 1, khoản 2 Điều 249 về tội tàng trữ ma túy trái phép thuộc tội phạm ít nghiêm trọng. Tội phạm nghiêm trọng có khung hình phạt tù từ 7 năm tù trở xuống. Thì ở đây sẽ do Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án sẽ xem xét. Nếu dựa vào tính chất mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội.
Phải đầy đủ điều kiện là người phạm tội ít nghiêm trọng, có nhân thân tốt và có nơi cư trú rõ ràng. Không có dấu hiệu bỏ trốn và chồng bạn phải đạt đầy đủ điều kiện để áp dụng biện pháp bảo lãnh theo điều 121. Hoặc biện pháp Đặt tiền bảo đảm theo Điều 122 Bộ luật hình sự năm 2015. Thì chồng bạn sẽ được hưởng tại ngoại cho đến lúc xét xử.
Thứ hai là chồng bạn thuộc khung hình phạt từ khoản 2,3,4,5 Điều 249 về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Có nghĩa là chồng bạn thuộc tội phạm rất nghiêm trọng. Đặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt từ trên 7 năm tù trở lên. Như bạn đã chia sẻ ở trên thì chồng bạn trước đây đã từng có một tiền án. Về tàng trữ ma túy và sử dụng trái phép chất ma túy 3 năm.
Do đó trong trường hợp này chồng bạn rất khó để được Cơ quan xem xét. Và chồng bạn không đạt đủ điều kiện để được bảo lãnh. Dựa theo Điều 121 hoặc Điều 122 của Bộ luật hình sự năm 2015. Thì chồng bạn cũng sẽ không được xem xét vấn đề được hưởng tại ngoại.
Tại Điều 121 hoặc Đặt tiền bảo đảm Điều 122 của bộ luật hình sự.
Họ có thể dựa vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân. Nơi cư trú rõ ràng và không có dấu hiệu bỏ trốn. Thì chồng bạn để xét thấy có thể áp dụng hay không áp dụng biện pháp bảo lãnh theo quy định.
Tàng trữ ma túy trái phép có được hưởng tại ngoại hay không?Trên đây là phần nội dung tư vấn của Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Nếu còn vấn đề vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp tư vấn thêm. Bạn vui lòng trực tiếp đến văn phòng tại địa chỉ. P.1108 Toà nhà N02 Số 35 Tân Mai – Hoàng Mai – Hà Nội. Điện thoại: 0982 205 385/ 0944 555 975.
Trân trọng!
Các bạn có thể truy cập: http://vanphongluatsuanviet.com/ . An Việt– Giải quyết mọi vấn đề của bạn
Rất hân hạnh được đón tiếp !
Văn Phòng Luật Sư An Việt
Điện thoại: 0944 555 975
Email: luatsuhanoi.info@gmail.com
Website: vanphongluatsuanviet.com