Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa theo quy định của pháp luật

Câu hỏi tư vấn: Xin chào luật sư, xin luật sư giải đáp giúp em tại phiên tòa xét xử, bị cáo có bắt buộc phải có mặt không? Nếu trong một số trường hợp mà không thể có mặt thì có làm sao không? Em xin cảm ơn!

Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa theo  quy định của pháp luật
Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa theo quy định của pháp luật

Xem thêm: Thời hạn tạm giam đối với hành vi cố ý gây thương tích

Luật sư tư vấn: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Với thắc mắc của bạn, VPLS An Việt xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

 Tại Điều 290 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa như sau:

Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.

Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.

Nếu bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.

Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp:

– Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;

– Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;

– Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;

– Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.

Trên đây là phần nội dung tư vấn của Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội về nội dung mà bạn hỏi. Nếu còn vấn đề vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp tư vấn thêm, bạn vui lòng trực tiếp đến văn phòng tại địa chỉ: P.1108 Toà nhà N02 Số 35 Tân Mai – Hoàng Mai – Hà Nội. Điện thoại: 0982 205 385/ 0944 555 975.

Trân trọng!

Xem thêm bài viết khác: Quy định về thẩm quyền của cơ quan điều tra như thế nào?

Đánh giá