Người gây ra tai nạn giao thông sẽ bị xử lý như thế nào?

Câu hỏi tư vấn: Tháng 2/2018. em trai tôi bị 2 đối tượng khác đi xe máy gây tai nạn giao thông trên đường đi làm và vụ tai nạn xảy ra nghiêm trọng, trên đường đi cấp cứu em trai tôi đã không qua khỏi. Tuy nhiên, từ đó cho đến nay gia đình tôi không hề thấy cơ quan công an nói gì đến việc sẽ xử lý 2 đối tượng kia và gia đình tôi cũng không nhận được bồi thường nào cả. Vậy trong trường hợp này gia đình tôi có thể khởi kiện lên Tòa án không?

Luật sư tư vấn: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Với thắc mắc của bạn, VPLS An Việt xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

ai-co-quyền-nuoi-dưỡng,-quyền-giam-hộ-khi-con-chưa-thanh-nien-co-bố-mẹ-bị-tai-nạn-tử-vong
ai-co-quyền-nuoi-dưỡng,-quyền-giam-hộ-khi-con-chưa-thanh-nien-co-bố-mẹ-bị-tai-nạn-tử-vong

Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương có thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.“…

    Theo Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì: Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phải chịu trách nhiệm hình sự …

      Theo Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, tội phạm này không thuộc nhóm chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Vì vậy gia đình bạn (người bị hại) không cần phải làm đơn yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố người gây tai nạn,  trách nhiệm khởi tố vụ án thuộc về cơ quan điều tra.

       Tuy nhiên, nếu thấy việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can bị kéo dài, người bị hại có quyền làm đơn gửi cơ quan điều tra, viện kiểm sát yêu cầu sớm giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Khi giải quyết vụ án, tòa án sẽ xác định trách nhiệm hình sự cũng như trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại) của người gây tai nạn.

       Như vậy,  cần căn cứ vào kết quả điều tra, xác định lỗi của các bên, tình tiết vụ án để xác định hành vi của người gây tai nạn đã đủ cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

   Trên đây là phần nội dung tư vấn của Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội về nội dung mà bạn hỏi. Nếu còn vấn đề vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp tư vấn thêm, bạn vui lòng trực tiếp đến văn phòng tại địa chỉ: P.1108 Toà nhà N02 Số 35 Tân Mai – Hoàng Mai – Hà Nội. Điện thoại: 0982 205 385/ 0944 555 975.

Trân trọng!

Đánh giá