Câu hỏi tư vấn: Tôi muốn khởi kiện một công ty lừa đảo tiền của tôi và một số người. Công ty này mạo danh là tuyển nhân viên vào làm việc mà lại bắt đóng tiền thế chân là 5.000.000 đồng. Nhưng thực chất là giới thiệu sang một công ty khác làm công việc không đúng với thỏa thuận. Công việc quá nặng nhọc khiến nhiều người nghỉ, thế là mất 5.000.000 đồng. Mình biết có người làm đủ 10 ngày như thỏa thuận cũng không thấy trả lại tiền thế chân. Công ty làm hợp đồng giao kết nhưng không rõ ràng, thu tiền không có phiếu thu. Vậy tôi phải làm thế nào để vạch trần công ty này?
Hỏi về tố cáo công ty lừa đảo
Xem thêm: Giải quyết trường hợp xô xát đánh nhau
Luật sư tư vấn: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Với thắc mắc của bạn, VPLS An Việt xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Khoản 1 Điều 2 Luật tố cáo năm 2011 quy định: Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Như vậy, khi thấy hành vi của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì bạn có quyền làm đơn tố cáo.
Theo quy định tại Điều 53 Bộ luật lao động 2012 có quy định cụ thể về hoạt động cho thuê lại lao động như sau:
“1. Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện đối với một số công việc nhất định.”
Điều 54 Bộ luật lao động 2012 cũng xác định các nghĩa vụ cụ thể đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động khi có hoạt động kinh doanh này:
“1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng.
Chính phủ quy định việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động”
Ngoài ra, Nghị định 55/2013/NĐ-CP cho phép thực hiện hoạt động thuê lại lao động và được tiến hành xin cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Theo quy định trên, bạn cần xem xét xem công ty đó có được cấp phép về hoạt động cho thuê lại lao động hay không? Bởi việc xin cấp giấy phép hoạt động kinh doanh lĩnh vực này chịu giới hạn chặt chẽ, chỉ khi đáp ứng được các điều kiện, doanh nghiệp cho thuê lại lao động mới được cấp phép. Bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện về ký quỹ, vốn pháp định cũng như điều kiện đối với người đứng đầu doanh nghiệp.
Dựa theo những thông tin bạn cung cấp thì chưa đủ căn cứ để chứng minh công ty đó hoạt động lừa đảo hoặc hoạt động trái phép hoạt động cho thuê lại lao động, vì vậy bạn nên tìm thêm thông tin để có thể tố cáo công ty đó trước pháp luật.
Trên đây là phần nội dung tư vấn của Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội về nội dung mà bạn hỏi. Nếu còn vấn đề vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp tư vấn thêm, bạn vui lòng trực tiếp đến văn phòng tại địa chỉ: P.1108 Toà nhà N02 Số 35 Tân Mai – Hoàng Mai – Hà Nội. Điện thoại: 0982 205 385/ 0944 555 975.
Trân trọng!
Xem thêm bài viết liên quan: Gia đình người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố hình sự