Câu hỏi tư vấn: Hôm trước, anh của cháu với hai người bạn cùng đi nhậu về, trên đường về thì có xô xát với một người và gây thương tích cho người đó với tỷ lệ là 11%. Người chém là bạn đi chung của anh cháu, anh của cháu chỉ liên quan đến là đi chung thôi, nhưng anh của cháu và hai người bạn đã đầu thú và bồi thường thiệt hại cho người đó là mười triệu đồng, người đó cũng đã làm giấy bãi nại cho anh cháu. Vậy luật sư cho cháu hỏi, anh của cháu có bị đi tù không ạ? Cảm ơn luật sư.
Căn cứ xác định hình phạt với tội cố ý gây thương tích
Xem thêm: Căn cứ tiến hành tố cáo người trộm cắp tài sản
Luật sư tư vấn: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Với thắc mắc của bạn, VPLS An Việt xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Dựa vào những thông tin chủ quan mà bạn cung cấp chúng tôi chưa thể khẳng định anh của bạn có bị đi tù hay không. Bởi vì các biện pháp xử lý được áp dụng với anh trai bạn còn phụ thuộc vào kết quả điều tra từ phía các cơ quan điều tra. Cụ thể, cơ quan điều tra sẽ phải xác định các vấn đề sau:
Thứ nhất, anh trai bạn có hành vi gây thương tích cho người kia. Căn cứ pháp lý để xác định xem anh của bạn có phải đồng phạm trong hành vi gây thương tích cho người kia hay không.
“Điều 17. Đồng phạm
+ Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
+ Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
+ Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
+ Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
+ Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
+ Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
+ Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
+ Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
Trường hợp cơ quan điều tra xác định anh bạn có tham gia vào gây thương tích cho người kia, xác minh là tỷ lệ thương tật áp dụng theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì tỷ lệ thương tật là 11% nhưng bạn lại không nói rõ cơ quan nào đưa ra kết luận giám định đó. Bạn cần lưu ý ở đây là không phải kết quả giám định từ cơ sở nào cũng có thể là căn cứ để xác định mức độ thương tật và xác định hình phạt. Cụ thể Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định như sau về vấn đề giám định:
“Điều 205. Trưng cầu giám định
Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.…”
Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định: Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động;
Trường hợp anh bạn có tham gia vào quá trình xô xát và gây thương tích cho người kia với tỷ lệ 11% (theo kết luận giám định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì vẫn còn một vấn đề khác ảnh hưởng đến mức phạt cho hành vi của anh bạn là anh bạn đã tự ra đầu thú. Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:
Điều 3. Nguyên tắc xử lý
2.
d,…
Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;
đ, Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;
Như vậy, nếu anh trai bạn có hành vi phạm tội nhưng ra đầu thú sớm và biết ăn năn hối cải thì hình phạt có thể nhẹ hơn.
Trên đây là phần nội dung tư vấn của Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội về nội dung mà bạn hỏi. Nếu còn vấn đề vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp tư vấn thêm, bạn vui lòng trực tiếp đến văn phòng tại địa chỉ: P.1108 Toà nhà N02 Số 35 Tân Mai – Hoàng Mai – Hà Nội. Điện thoại: 0982 205 385/ 0944 555 975.
Trân trọng!
Xem thêm bài viết: Ăn trộm hai lần có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?