Bồi thường thiệt hại khi đánh người gây thương tích?

Câu hỏi tư vấn: Em cháu năm nay 19 tuổi. Hôm trước, em cháu có chém 2 người nhưng chỉ bị thương nhẹ. Bây giờ người ta đòi tiền bồi thường nếu không sẽ đưa ra Công an. Vậy bây giờ em cháu phải bồi thường như thế nào để đúng theo quy định của pháp luật.

cách xác định thương tật
cách xác định thương tật

Bồi thường thiệt hại khi gây đánh người gây thương tích?

Bài viết nên xem: Luật sư đất đai.

Luật sư tư vấn: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Với thắc mắc của bạn, VPLS An Việt xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

       Trường hợp em bạn có hành vi dùng hung khí chém 2 người khác gây ra thương tích cho họ, em bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại  Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;…”

     Tuy nhiên việc em bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không và có bị khởi tố hay không là do yêu cầu của người bị hại (Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015). Do đó, nếu gia đình bên bị hại yêu cầu bồi thường, hòa giải giữa hai bên thì bạn nên bồi thường để tránh làm xấu đi tình trạng hơn nữa, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về trách nhiệm dân sự trong việc bồi thường thiệt hại cho người bị hại

Trường hợp người bị hại không có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì em bạn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 về Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:

 

 Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

– Thiệt hại khác do luật quy định.

– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

    Trên đây là phần nội dung tư vấn của Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội về nội dung mà bạn hỏi. Nếu còn vấn đề vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp tư vấn thêm, bạn vui lòng trực tiếp đến văn phòng tại địa chỉ: P.1108 Toà nhà N02 Số 35 Tân Mai – Hoàng Mai – Hà Nội. Điện thoại: 0982 205 385/ 0944 555 975.

Trân trọng!

Xem thêm: Vai trò người tổ chức trong đồng phạm.

Đánh giá