Các thành viên, chủ sở hữu công ty, các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký thủ tục hợp nhất công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp
Cơ sở pháp lý:
- Luật doanh nghiệp 2014;
- Văn bản hợp nhất Số: 902/VBHN-BKHĐT nghị định về đăng kí doanh nghiệp ngày 12/02/2019;
- hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quản lý thuế và nghị định số 83/2013/nđ-cp ngày 22/7/2013 của chính phủ;
Hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Trình tự, thủ tục hợp nhất doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hồ sơ, trình tự thủ tục hợp nhất công ty:
1. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất
- Hợp đồng hợp nhất;
- Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng hợp nhất của các công ty bị hợp nhất.
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị hợp nhất.
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục I-4, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
- Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân
- Bản sao hợp lệ Giấy CNĐT đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Thủ tục hợp nhất công ty được quy định như sau:
- Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất.
- Các thành viên, chủ sở hữu công ty, các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
- Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.
- Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.
(Quy định tại Điều 28, Điều 194 Luật Doanh nghiệp và Điều 24 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP).
2. Quyền và nghĩa vụ của công ty hợp nhất:
Công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của hai công ty bị hợp nhất.
1.Nghĩa vụ đối với người lao động:
Căn cứ Khoản 1 Điều 45, Bộ luật Lao động 2012:
Trong trường hợp hợp nhất doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định.
3. Nghĩa vụ thuế khi làm thủ tục hợp nhất công ty
2.Nghĩa vụ đối với cơ quan quản lý thuế:
Căn cứ Điều 16, Thông tư Số: 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế
Thực hiện nghĩa vụ thuế khi hợp nhất công ty
+, Trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế:
Tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất) thuộc một trong các trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
+, Nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế: …Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế, kể từ ngày cơ quan thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế…
Các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định tại Điều 42, Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính:
Doanh nghiệp bị hợp nhất có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi hợp nhất doanh nghiệp; nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp hợp nhất có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Việc tổ chức lại doanh nghiệp không làm thay đổi thời hạn nộp thuế của doanh nghiệp bị tổ chức lại. Trường hợp doanh nghiệp được tổ chức lại không nộp thuế đầy đủ theo thời hạn nộp thuế đã quy định thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Cơ quan thuế có quyền yêu cầu một trong các doanh nghiệp có nghĩa vụ liên đới phải hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ thuế…
Người nộp thuế nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn; Căn cứ Khoản 1 Điều 21, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 quy định xử lý hóa đơn trong các trường hợp không tiếp tục sử dụng: Tổ chức, hộ, cá nhân thông báo với cơ quan thuế hóa đơn không tiếp tục sử dụng trong các trường hợp sau: “Tổ chức được cơ quan thuế chấp thuận ngưng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế) phải dừng việc sử dụng các loại hóa đơn đã thông báo phát hành còn chưa sử dụng”