PHÂN BIỆT ÁN TREO VỚI CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ

Án treo và cải tạo không giam giữ có hình thức giống nhau là người bị kết án được tự do trong sự giám sát, quản lý và giáo dục của địa phương cư trú, cơ quan nơi công tác. Đây là hai chế tài Hình sự với nhiều nét tương đồng, ví dụ như cả hai hình phạt đều không cách ly người bị kết án ra khỏi xã hội. Tuy nhiên, giữa hai chế tài này có những điểm riêng biệt nhất định.

Theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 thì án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù ko quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy ko cần buộc phải chấp hành hình phạt tù thì Toà án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 1 đến 5 năm. Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làm việc hoặc thường trú để theo dõi, giáo dục. Người được hưởng án treo có thể phải chịu thêm một số hình phạt bổ sung như phạt tiền, cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định. Nếu người được hưởng án treo đã chấp hành được một nửa thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm theo dõi giáo dục, tòa án có thể rút ngắn thời gian thử thách. Nếu trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo phạm tội mới do vô ý, hoặc phạm tội mới do cố ý thì toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới (Điều 51 – Bộ luật hình sự).

Cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt chính được quy định tại Điều 28 BLHS năm 1999 (Điều 32 BLHS 2015). Hình phạt này nặng hơn hình phạt tiền và hình phạt cảnh cáo. Hình phạt này không buộc người bị kết án phải cách li khỏi xã hội, mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 6 tháng đến 2 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng. Nếu người bị kết án đã bị tạm giam thì thời gian tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, một ngày bị tạm giam được trừ ba ngày cải tạo không giam giữ. Toà án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làm việc hoặc thường trú để giám sát, giáo dục. Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và có thể bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% – 20% để sung công quỹ nhà nước.

Án treo và cải tạo không giam giữ có hình thức giống nhau là người bị kết án được tự do trong sự giám sát, quản lý và giáo dục của địa phương cư trú, cơ quan nơi công tác. Đây là hai chế tài Hình sự với nhiều nét tương đồng, ví dụ như cả hai hình phạt đều không cách ly người bị kết án ra khỏi xã hội. Tuy nhiên, giữa hai chế tài này có những điểm riêng biệt nhất định.

Án treo : Là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.

– Điều kiện áp dụng án treo: + Hình phạt đối với người vi phạm pháp luật ở mức độ ít nghiêm trọng, bị xử phạt tù không quá 03 năm + Có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mà vẫn có thể cải tạo được. + Không có tình tiết tăng nặng TNHS quy định tại khoản 1 Điều 48 BLHS và có từ 02 tình tiết giảm nhẹ TNHS trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS; nếu có 01 tình tiết tăng nặng TNHS thì phải có từ 03 tình tiết giảm nhẹ TNHS trở lên, trong đó có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS

  •       Án treo có kèm theo thời gian thử thách và trong thời gian này, nếu người bị án treo phạm tội mới, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm đó và tổng hợp với hình phạt tù của bản án trước. – Thời gian thử thách của án treo từ 01 đến 05 năm.
  • – Không quy định về việc phải thực hiện 01 số công việc lao động phục vụ công ích, cũng như người bị kết án ko bị trừ một phần thu nhập.

Cải tạo không giam giữ: Là hình phạt được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm.

  •       – Điều kiện áp dụng: + Đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định. + Có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
  •       – Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ Nhà nước.
  •       – Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm (BLHS 2015 là 03 tháng – 03 năm) – Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này, thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.

Trên đây là phần nội dung tư vấn của Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội về nội dung tư vấn pháp luật . Những thông tin pháp lý đăng tải được trả lời bởi các chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên các thông tin, trích dẫn chỉ mang tính chất tham khảo do các văn bản pháp luật dẫn chiếu luôn cập nhật và thay đổi nên có thể hết hiệu lực hoặc được thay thế bằng văn bản khác có hiệu lực tại thời điểm áp dụng; Để được giải quyết các công việc được chính xác và hiệu quả nhất bạn có thể gọi điện thoại qua số Hotline 0982205385 hoặc gửi thư thông qua Gmail Luatsuhanoi.info@gmail.com Nếu còn vấn đề vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp tư vấn thêm, Quý khách vui lòng trực tiếp đến văn phòng tại địa chỉ: Phòng 1108 Toà nhà N02 – K35 Tân Mai – P. Tương Mai – Q. Hoàng Mai – Tp. Hà Nội.

Đánh giá