Giành quyền nuôi con khi ly hôn mà vợ chồng chưa đăng ký kết hôn

Việc sống thử mang đến nhiều hệ lụy không mong muốn cho những cặp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Và việc giành quyền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn là một trong số đó.

Chưa đăng ký kết hôn có nhiều hệ lụy không mong muốn

Trào lưu sống thử đang khiến những cặp nam nữ sống chung như vợ chồng gặp rất nhiều hệ lụy không tốt kèm theo. Trước hết, pháp luật không công nhận quan hệ hôn nhân của hai người bởi theo Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có nêu rõ:

“Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Nếu không thì không có giá trị pháp lý.”

Do vậy, việc sống chung không đăng ký kết hôn với cơ quan có thẩm quyền thì việc sống chung đó không được coi là quan hệ hôn nhân, không được pháp luật bảo vệ.

Kéo theo đó là hàng loạt những hệ lụy không mong muốn như:

– Không được bảo vệ nếu có người thứ ba: Không phải là vợ chồng hợp pháp thì không có quyền, nghĩa vụ ràng buộc với nhau như yêu thương, chung thủy… (Điều 19, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).

– Khai sinh cho con không có tên cha: Một trong những giấy tờ cần có khi đăng ký khai sinh cho con là giấy đăng ký kết hôn. Nếu không có thì những đứa con chung sẽ được khai sinh theo trường hợp chưa xác định được cha và phần ghi thông tin về cha sẽ bị để trống;

– Khó xử lý tài sản chung: Với những tài sản đứng tên một người trong thời gian sống chung với nhau mà không đăng ký kết hôn, việc chứng minh phần đóng góp của người còn lại sẽ rất khó khăn…

Ai có quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?

Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình2014, dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Nhưng quyền, nghĩa vụ với con vẫn được xác lập.

Theo đó, Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nêu rõ, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Do đó, khi không chung sống với nhau nữa thì việc quyết định ai nuôi con vẫn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận.

Hai người có thể thỏa thuận về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của các bên khi không chung sống với nhau nữa. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con để giao con cho người nào trực tiếp nuôi dưỡng.

Tuy nhiên, có 02 trường hợp đặc biệt sau, Tòa án sẽ xem xét để đưa ra quyết định:

– Xem xét nguyện vọng của con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên;

– Mẹ trực tiếp nuôi con khi con dưới 36 tuổi. Dù vậy, nếu người mẹ không đủ điều kiện để nuôi con thì Tòa có thể xem xét giao con cho cha hoặc người khác đáp ứng đủ điều kiện.

Như vậy, quan hệ giữa cha, mẹ, con vẫn tồn tại mà không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ.

Do đó, khi muốn giành quyền nuôi con trong trường hợp này thì một trong hai người có thể thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì phải chứng minh được bản thân có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con.

Nuôi con khi không kết hôn được yêu cầu cấp dưỡng không?

Cấp dưỡng được hiểu là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền, tài sản để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người chưa thành niên, đã thành niên mà không có khả năng lao động… có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng nhưng không sống chung với mình. (Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).

Như phân tích ở trên, dù cha mẹ không đăng ký kết hôn nhưng quyền, nghĩa vụ đối với con vẫn không khác với khi đăng ký kết hôn. Bởi vậy, nếu không trực tiếp nuôi con, cha hoặc mẹ cũng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù có nghĩa vụ nhưng việc xác nhận quan hệ cha, mẹ con trong trường hợp không đăng ký kết hôn là rất khó. Bởi nếu muốn được cấp dưỡng thì bắt buộc phải được công nhận là cha, mẹ con.

Để có thể giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn, cha hoặc mẹ phải thỏa thuận được với nhau. Nếu khi yêu cầu Tòa án giải quyết thì phải chứng minh được bản thân có đủ điều kiện tốt nhất để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Bài viết tham khảo tương tự về giành quyền nôi con khi Ly hôn

GIẢI QUYẾT LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG KHÔNG ĐỦ GIẤY TỜ, LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG NHANH

TRANH CHẤP NUÔI CON, ĐIỀU KIỆN TRANH CHẤP QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN

LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG NHANH NHẤT NĂM 2019? THỦ TỤC LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG

Trên đây là phần nội dung tư vấn của Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội về nội dung tư vấn pháp luật . Những thông tin pháp lý đăng tải được trả lời bởi các chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên các thông tin, trích dẫn chỉ mang tính chất tham khảo do các văn bản pháp luật dẫn chiếu luôn cập nhật và thay đổi nên có thể hết hiệu lực hoặc được thay thế bằng văn bản khác có hiệu lực tại thời điểm áp dụng; Để được giải quyết các công việc được chính xác và hiệu quả nhất bạn có thể gọi điện thoại qua số Hotline 0944.555.975/ 0982.205.385 hoặc gủi thư thông qua Gmail Luatsuhanoi.info@gmail.com Nếu còn vấn đề vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp tư vấn thêm, Quý khách vui lòng trực tiếp đến văn phòng tại địa chỉ: Toà nhà N02 – K35 Tân Mai – P. Tương Mai – Q. Hoàng Mai – Tp. Hà Nội.

Trân trọng!

Đánh giá