Công ty cổ phần, thành lập công ty cổ phần giá rẻ năm 2020

Công ty cổ phần là hình thức doanh nghiệp duy nhất có quy định đặc thù về cổ phần, mệnh giá cổ phần, các loại cổ phần khác nhau (bao gồm cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi) và cổ phiếu quỹ.

Khái niệm cổ phần

Công ty Cổ phần được quy định tại điều 110 của Luật doanh nghiệp năm 2014

Cổ phần trong công ty quyền sở hữu của cổ động với vốn chủ sở hữu, tạo cho các cổ đông các quyền cổ đông, và cuối cùng là để thể hiện giới hạn trách nhiệm của cổ đông với nghĩa vụ công ty.

Việc sở hữu cổ phần của cổ đông trong công ty cổ phần làm phát sinh các quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật và điều lệ. Các quyền này bao gồm:

5 quyền kinh tế của cổ đông đóng góp cổ phần:

  1. Được chia cổ tức
  2. Quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán
  3. Quyền chuyển nhượng và định đoạt cổ phần
  4. Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần
  5. Quyền được phân chia tài sản khi công ty giải thể hoặc phá sản

5 quyền không có tính chất kinh tế trong quy định về cổ phần:

  1. Quyền tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
  2. Quyền tiếp cận thông tin
  3. Quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
  4. Quyền đề cử người quản lý
  5. Quyền yêu cầu huỷ bỏ quyết định của cơ quan quản lý

Việc sở hữu cổ phần cũng làm phát sinh nghĩa vụ của cổ đông theo quy định của pháp luật và điều lệ. Quan trọng nhất là trách nhiệm đối với nghĩa vụ nợ của công ty. Ở khía cạnh này, cổ phần thể hiện giới hạn trách nhiệm của cổ đông đối với nghĩa vụ nợ của công ty.

Công ty có tư cách pháp nhân và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty. Cổ đông chỉ có trách nhiệm hữu hạn trong giá trị các cổ phần mà họ đã thực góp hoặc cam kết sẽ góp.

2. Các loại cổ phần

Cổ phần trong Công ty cổ phần có thể được chia làm hai loại cơ bản là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Nguyên tắc cơ bản của Luật doanh nghiệp 2014 là mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó “các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau” (Điều 113, khoản 5).

Do vậy, mọi cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông hoặc cổ phần ưu đãi cùng loại đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau dựa trên số lượng loại cổ phần mà họ sở hữu. Các quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông hoặc cổ phần ưu đãi được quy định tại luật và điều lệ công ty.

2.1. Cổ phần phổ thông

Theo khoản 1, Điều 113 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:

 “Điều 113. Các loại cổ phần

1. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.

Cổ phần phổ thông là loại cổ phần cơ bản và mặc định đối với mọi công ty cổ phần. Bất kỳ công ty cổ phần nào cũng có cổ phần phổ thông trong khi không nhất thiết phải có cổ phần ưu đãi.

2.2. Cổ phần ưu đãi

Theo khoản 2 điều 113 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về các loại cổ phần ưu đãi gồm:

2. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:

a) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;

b) Cổ phần ưu đãi cổ tức;

c) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;

d) Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.

a. Cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do điều lệ công ty quy định.

Cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ dành cho

– Tổ chức được Chính phủ uỷ quyền đại diện phần vốn Nhà nước trong các Công ty cổ phần có vốn của Nhà nước

– Cổ đông sáng lập trong 3 năm đầu của bất kỳ công ty cổ phần nào.

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

b. Cổ phần ưu đãi cổ tức

Mức cổ tức của cổ phần ưu đãi cổ tức có thể cao hơn mức cổ tức của cổ phần phổ thông (mặc dù không nhất thiết trường hợp nào cũng phải vậy). Cổ tức của cổ phần ưu đãi cổ tức có thể được thanh toán ngay cả khi công ty cổ phần không có lãi và không đáp ứng các điều kiện áp dụng cho việc chia cổ tức của cổ phần phổ thông.

Đây là hai yếu tố thể hiện tính chất ưu đãi trong việc nhận cổ tức của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức.

c. Cổ phần ưu đãi hoàn lại

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại được “công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi nhận tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại” (Điều 118, khoản 1).

Do công ty có nghĩa vụ hoàn lại bất kỳ khi nào theo yêu cầu của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi hoàn lại có tính chất như khoản nợ của công ty mặc dù vẫn có thể được ghi nhận là một khoản mục trong vốn chủ sở hữu.

d. Cổ phần ưu đãi khác

Luật doanh nghiệp 2014 cho phép các loại “cổ phần ưu đãi khác” do điều lệ công ty quy định. Do vậy, nếu công ty muốn phát hành một loại cổ phần ưu đãi cụ thể chưa được quy định rõ ràng trong Luật doanh nghiệp 2014, điều lệ cần quy định loại cổ phần ưu đãi đó.

Trên đây là phần nội dung tư vấn của Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội về nội dung tư vấn pháp luật . Những thông tin pháp lý đăng tải được trả lời bởi các chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên các thông tin, trích dẫn chỉ mang tính chất tham khảo do các văn bản pháp luật dẫn chiếu luôn cập nhật và thay đổi nên có thể hết hiệu lực hoặc được thay thế bằng văn bản khác có hiệu lực tại thời điểm áp dụng; Để được giải quyết các công việc được chính xác và hiệu quả nhất bạn có thể gọi điện thoại qua số Hotline 0944.555.975/ 0982.205.385 hoặc gủi thư thông qua Gmail Luatsuhanoi.info@gmail.com Nếu còn vấn đề vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp tư vấn thêm, Quý khách vui lòng trực tiếp đến văn phòng tại địa chỉ: Toà nhà N02 – K35 Tân Mai – P. Tương Mai – Q. Hoàng Mai – Tp. Hà Nội.

   Trân trọng!

Đánh giá