Cách xác định thương tật ? Cách tính tỷ lệ phần trăm thương tật?

Cách xác định thương tật ? Cách tính tỷ lệ phần trăm thương tật? Cách xác định thương tật, Cách tính tỷ lệ thương tật? Cách xác định tỷ lệ thương tật là bao nhiêu phần trăm?

Hiện nay có rất nhiều câu hỏi thắc mắc liên quan đến vấn đề tỷ lệ thương tích khi sức khỏe bị xâm phạm như: Tôi bị đánh gãy sống mũi, gãy chân, liệt tứ chi thì tỷ lệ thương tích bao nhiêu? Vấn đề hỏi này nhằm xác định tội danh cho người gây thương tích.

Thương tật là những dị tật đã được cơ quan có thẩm quyền xác định sau khi vết thương đã được khắc phục điều trị. Tránh việc nhầm lẫn giữa thương tật và thương tích khi thương tích là tình trạng vết thương trên cơ thể do bị tổn thương vì tai nạn, bom đạn hay do các hành vi phạm tội gây nên.

Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần (có hiệu lực từ ngày 01/11/2019). Cụ thể các tổn thương bao gồm:

Tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh

Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tim mạch

Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ hô hấp

Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiêu hóa

Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiết niệu – sinh dục – sản khoa

Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ nội tiết

Tổn thương cơ thể do tổn thương cơ – xương khớp

Tổn thương cơ thể do tổn thương phần mềm

Tổn thương cơ thể do tổn thương bỏng

Tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác

Tổn thương cơ thể do tổn thương răng – hàm – mặt

Tổn thương cơ thể do tổn thương tai – mũi – họng

1. Nguyên tắc giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể (TTCT):

– Thực hiện việc giám định thương tích thương tật để xác định được mức % phải thực hiện trên người cần giám định.

– Thực hiện việc giám định được thực hiện trên hồ sơ trong trường hợp người cần giám định đã bị chết hoặc bị mất tích hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Khi giám định trên hồ sơ, tỷ lệ % tổn thương cơ thể được xác định ở mức thấp nhất của khung tỷ lệ tương ứng với các tỷ lệ % tổn thương cơ thể.

– Mức độ % tổn thương cơ thể được xác định tại thời điểm giám định.

2. Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể:

Xem thêm: Hình thức xử lý đối với hành vi hành hung người khác

– Tổng tỷ lệ % tổn thương cơ thể của người bị tổn thương cơ thể phải nhỏ hơn 100%

– Mỗi bộ phận cơ thể bị tổn thương chỉ được tính tỷ lệ % tổn thương cơ thể một lần. Trường hợp bộ phận này bị tổn thương nhưng gây biến chứng, di chứng sang bộ phận thứ hai đã được xác định thì tính thêm tỷ lệ % toornt hương cơ thể do biến chứng, di chứng tổn thương ở bộ phận thứ hai.

– Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được ghi trong các Bảng tỷ lệ % TTCT thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.

– Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy đến hai chữ số hàng thập phân, ở kết quả cuối cùng thì làm tròn để có tổng tỷ lệ % TTCT là số nguyên (nếu số hàng thập phân bằng hoặc lớn hơn 0,5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị).

– Khi tính tỷ lệ % TTCT của một bộ phận cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ % TTCT đối với bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đó.

– Khi giám định, căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của người cần giám định, giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khung tỷ lệ tương ứng với Bảng tỷ lệ % TTCT.

– Đối với các bộ phận cơ thể đã bị mất chức năng, nay bị tổn thương thì tỷ lệ % TTCT được tính bằng 30% tỷ lệ % TTCT của bộ phận đó.

– Trường hợp trên cùng một người cần giám định mà vừa phải giám định pháp y lại vừa phải giám định pháp y tâm thần (theo quyết định trưng cầu/yêu cầu), thì tổ chức giám định thực hiện giám định sau tổng hợp (cộng) tỷ lệ % TTCT của người cần giám định theo phương pháp xác định tỷ lệ % TTCT quy định tại Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT.

3. Cách xác định thương tật tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể:

Phương pháp:

Tỷ lệ thương tật xác định theo % được quy định cụ thể và chi tiết tại Phụ lục số 01 Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định về tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, cụ thể như một số tổn thương:

Liệt: Liệt tứ chi mức độ nhẹ (61-63%); Liệt hoàn toàn nửa người (85%); Liệt hoàn toàn một tay hoặc một chân (61%)

Tổn thương ruột non: Tổn thương gây thủng (Thủng một hoặc hai lỗ đã xử trí 26-30%; Thủng từ ba lỗ trở lên đã xử trí 31-35%); Tổn thương phải cắt đoạn ruột non dưới một mét (Cắt đoạn thuộc hỗng tràng 36-40%; Cắt đoạn buộc hồi tràng 46-51%); Tổn thương phải cắt bỏ ruột non dài trên một mét, có rối loạn tiêu hóa (Cắt đoạn thuộc hỗng tràng 46-51%; Cắt đoạn thuộc hồi tràng 55-60%; Tổn thương phải cắt bỏ gần hết ruột non có rối loạn tiêu hóa trầm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến dinh dưỡng 81-85%

Thận: Cắt bỏ một thận, thận còn lại bình thường 41-45%; Cắt bỏ một phần thận, thận còn lại bình thường thường 21-25%.

Các tổn thương khác của hệ tiêu hóa: Phẫu thuật xử trí tổn thương ở mạc nối, mạc treo (Thủng mạc treo, mạc nối nhưng không tổn thương mạch 3 – 5%; Khâu cầm máu đơn thuần 21-25%; Khâu cầm máu và cắt một phần mạc nối 31%)

Việc xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thể (TTCT) căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT được tính theo phương pháp cộng dưới đây:

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn

Trong đó:

T1: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ nhất: T1 được xác định là tỷ lệ % tổn thương nằm trong khung tỷ lệ các TTCT;

T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai: T2 = (100 – T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;

T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba: T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;

Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n: Tn= {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.

Việc xác định tỷ lệ thương tật được thực hiện theo các quy định của Luật giám định tư pháp 2012. Trong rất nhiều trường hợp, đây là yếu tố quan trọng xác định một người phạm tội hay không phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)