Đăng tải thông tin thất thiệt, sai sự thật về dịch bệnh nCovid-19 gây nên hoang mang trong xã hội Đăng thông tin sai sự thật bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi tư vấn:
Mới đây, trên một số trang mạng xã hội, trang cá nhân như Facebook… đăng tải thông tin thất thiệt, sai sự thật về dịch bệnh nCovid-19 gây nên hoang mang trong xã hội. Vậy pháp luật quy định thế nào về việc đăng thông tin sai sự thật?
Luật sư tư vấn:
Việc đăng thông tin sai sự thật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về xử phạt hành chính đăng tải thông tin sai sự thật:
Khoản 3, Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP xử phạt VPHC trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin quy định, Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
“a) Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;…”
Về xử lý hình sự đăng tải thông tin sai sự thật:
Nếu xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt và tin đồn đó có tính chất vu khống thì theo quy định tại Điều 156 BLHS 2015 có thể phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm về tội Vu khống. Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vu khống như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền…”
Người thực hiện hành vi sao chép và đăng tin không đúng sự thật về một tổ chức trên trang facebook của mình, trang mạng xã hội có tính chất kết nối, truyền thông tin rộng rãi trên khắp thế giới, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức. Nếu người thực hiện hành vi này biết rõ những thông tin mà mình loan truyền là sai sự thật mà vẫn thực hiện thì lỗi được xác định là lỗi cố ý. Do vậy, người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật hình sự.
Nếu người bạn trong tình huống không biết những thông tin về tổ chức là sai sự thật mà sao chép, đăng tải trên trang facebook thì không cấu thành tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật hình sự.
Trên đây là phần nội dung tư vấn của Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội về nội dung tư vấn pháp luật . Những thông tin pháp lý đăng tải được trả lời bởi các chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên các thông tin, trích dẫn chỉ mang tính chất tham khảo do các văn bản pháp luật dẫn chiếu luôn cập nhật và thay đổi nên có thể hết hiệu lực hoặc được thay thế bằng văn bản khác có hiệu lực tại thời điểm áp dụng; Để được giải quyết các công việc được chính xác và hiệu quả nhất bạn có thể gọi điện thoại qua số Hotline 0982.205.385 hoặc gủi thư thông qua Gmail Luatsuhanoi.info@gmail.com Nếu còn vấn đề vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp tư vấn thêm, Quý khách vui lòng trực tiếp đến văn phòng tại địa chỉ: Toà nhà N02 – K35 Tân Mai – P. Tương Mai – Q. Hoàng Mai – Tp. Hà Nội.
Trân trọng!