Rút đơn tố giác tội phạm thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Bị hại đã rút đơn tố giác tội phạm thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? điều kiện để được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi tư vấn: Em tôi hiện đang là sinh viên. Em tôi có đi làm thêm và đi dán tờ rơi tại các khu đô thị. Bảo vệ ngăn không cho cậu ấy dán, cậu ấy đã gỡ xuốngvà xin lỗi nhưng người bảo vệ muốn bắt về nộp phạt. Sau đó hai bên va chạm đánh nhau, cậu ấy đánh bị thương người bảo vệ và cậu ấy cũng bị đánh. Sau đó người bảo vệ đi giám định thương tật và xác định tỷ lệ thương tật 18%. Gia đình chúng tôi đã đền bù vật chất theo yêu cầu của gia đình người bảo vệ, gia đình người bảo vệ đã rút đơn. Nếu bị hại rút đơn tố giác tội phạm thì em tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? 

Luật sư tư vấn:  

Theo như thông tin bạn cung cấp, em bạn có đánh bị thương người bảo vệ gây thương tích 18%, gia đình bạn đã đền bù và người bị hại đó đã rút đơn tố giác tội phạm. Hành vi của em bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội Cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

…”

Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại như sau:

“1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

Căn cứ những quy định trên, trường hợp của em bạn thuộc khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự. Theo như bạn nói gia đình người bảo vệ đã rút đơn nên trường hợp này em bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng em bạn vẫn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho người bị hại.

Trên đây là phần nội dung tư vấn của Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội về nội dung tư vấn pháp luật . Những thông tin pháp lý đăng tải được trả lời bởi các chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên các thông tin, trích dẫn chỉ mang tính chất tham khảo do các văn bản pháp luật dẫn chiếu luôn cập nhật và thay đổi nên có thể hết hiệu lực hoặc được thay thế bằng văn bản khác có hiệu lực tại thời điểm áp dụng; Để được giải quyết các công việc được chính xác và hiệu quả nhất bạn có thể gọi điện thoại qua số số  thoại luật sư 0982205385 hoặc gủi thư thông qua Gmail Luatsuhanoi.info@gmail.com Nếu còn vấn đề vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp tư vấn thêm, Quý khách vui lòng trực tiếp đến văn phòng tại địa chỉ: Toà nhà N02 – K35 Tân Mai – P. Tương Mai – Q. Hoàng Mai – Tp. Hà Nội.

   Trân trọng!

Bài viết tham khảo :

HÀNH VI GÂY THƯƠNG TÍCH CHO NGƯỜI KHÁC THÌ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

THỦ TỤC BẢO LĨNH TẠM GIAM THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

THAY ĐỔI BIỆN PHÁP TẠM GIAM CÓ ĐƯỢC HAY KHÔNG? NHỮNG THỦ TỤC THAY ĐỔI

 

5/5 - (2 bình chọn)