Thừa kế trong trường hợp không có di chúc 02

Tóm tắt câu hỏi: Gia đình tôi có ba anh chị em, anh trai cả của tôi là con riêng của mẹ tôi. Mẹ tôi sau khi chia tay người chồng trước thì bà tiếp tục xây dựng gia đình với bố tôi vào năm 1980 và sinh ra tôi và cô em gái út. Bố mẹ tôi nuôi ba anh chị em khôn lớn và anh em tôi đều đi xây dựng gia đình. Năm 2002 anh trai tôi đã tách khẩu và ra ở riêng ở xóm khác. Năm 2005 em gái tôi đi lấy chồng. Từ đó gia đình chỉ còn lại bố mẹ và vợ chồng tôi. Năm 2018 bố mẹ tôi già yếu qua đời. Mẹ tôi để lại là một sổ tiết kiệm 3 tỷ được lập từ năm 2015 nhưng không để lại di chúc. Anh trai tôi biết được và đòi được hưởng toàn bộ số tiền đó. Vậy anh trai tôi đòi như vậy có đúng hay không? Tôi có quyền hưởng số tiền đó không? Nếu chia theo pháp luật thì tôi được hưởng bao nhiêu? Tôi xin được cung cấp thêm thông tin là ông bà nội ngoại của tôi đều đã qua đời.

Thừa kế trong trường hợp không có di chúc 02

Thừa kế trong trường hợp không có di chúc 02

Xem thêm bài viết: Lập di chúc định chia đất

Luật sư tư vấn: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Với thắc mắc của bạn, VPLS An Việt xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Luật áp dụng: – Bộ luật dân sự 2015 (BLDS)

– Luật hôn nhân gia đình 2014 (LHN&GĐ)

Anh trai bạn đòi như vậy là không hợp lý, bởi:

Cha mẹ bạn không để lại di chúc, bạn và anh trai bạn đang có tranh chấp về quyền thừa kế, do đó, việc nhận thừa kế sổ tiết kiệm 3 tỷ này phải tuân theo quy định của pháp luật.

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;”

Về nguyên tắc, những người thừa kế theo pháp luật mới được chia thừa kế theo pháp luật. Pháp luật dân sự quy đinh người thừa kế theo pháp luật như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Do mẹ bạn có con riêng là anh trai bạn, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại của bạn đều đã qua đời, nên những người thừa kế theo pháp luật của cha mẹ bạn là:

Người thừa kế theo pháp luật của cha bạn gồm: Bạn và em gái.

Người thừa kế theo pháp luật của mẹ bạn gồm: Anh trai bạn, bạn và em gái.

Để chia thừa kế theo pháp luật, bạn phải xác định phần quyền sở hữu của mẹ bạn trong số tiền tiết kiệm 3 tỷ này.

Cha mẹ bạn kết hôn năm 1980, sổ tiết kiệm đứng tên mẹ bạn được lập năm 2015, do đó, đây là tài sản chung của cha mẹ bạn (Điều 33 LNH&GĐ).

Như vậy, mẹ bạn chỉ có quyền tài sản với 1.5 tỷ, 1.5 tỷ còn lại thuộc quyền sở hữu của cha bạn.

Như vậy, di sản của cha mẹ bạn được phân chia theo pháp luật như sau:

Di sản của mẹ bạn là 1 tỷ sẽ được chia 03 cho ba anh em bạn, mỗi người được hưởng 0.5 tỷ.

Di sản của cha bạn, cha bạn chỉ có 02 người thừa kế theo pháp luật, do đó, số tiền này sẽ được chia đôi cho bạn và em gái bạn, mỗi người được hưởng 0.75 tỷ.

Tổng số tiền bạn và em gái bạn được thừa kế là 1.25 tỷ, anh trai bạn được hưởng 0.5 tỷ.

Vậy, khi chia thừa kế theo pháp luật, cả bạn và anh trai bạn đều không được hưởng toàn bộ di sản của cha mẹ bạn là sổ tiết kiệm 3 tỷ đồng đứng tên mẹ bạn trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     Trên đây là phần nội dung tư vấn của Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội về nội dung mà bạn hỏi. Nếu còn vấn đề vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp tư vấn thêm, bạn vui lòng trực tiếp đến văn phòng tại địa chỉ: P.1108 Toà nhà N02 Số 35 Tân Mai – Hoàng Mai – Hà Nội. Điện thoại: 0982 205 385/ 0944 555 975.

Trân trọng!

Xem thêm bài viết khác: Chia thừa kế theo pháp luật trong trường hợp có di chúc

Đánh giá