Di chúc hợp pháp

Câu hỏi tư vấn: Chú tôi X qua đời cách đây 1 năm, hưởng thọ 85 tuổi. Vợ chú Y năm nay cũng đã ngoài 80, hai vợ chồng không có con chung. Chú có 02 người con riêng và 01 người con nuôi. 02 con riêng của chú, chị A đã 50 tuổi đang định cư tại Anh, chị B 35 tuồi đang định cư tại Đức, 01 người con trai nuôi C nuôi 40 tuồi đã sống cùng cha mẹ ruột từ năm 16 tuổi. Hai vợ chồng có tài sản chung là 01 nhà đất, mua từ năm 2005, đã được cấp sổ đỏ đứng tên hai vợ chồng. Chú X chết không để lại di chúc, cô Y muốn lập di chúc để lại nhà đất cho chị B có được hay không, bởi nhà đất đó được mua bằng tiền của chị B gửi về? Lập di chúc như vậy thì những người con khác có căn cứ để tranh chấp không?

Di chúc hợp pháp

Di chúc hợp pháp

Xem thêm bài viết liên quan: Chia thừa kế theo pháp luật trong trường hợp có di chúc

Luật sư tư vấn: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban tư vấn Văn Phòng Luật Sư An Việt. Với thắc mắc của bạn, VPLS An Việt xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Luật áp dụng: –         Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS)

–         Luật hôn nhân và gia đình 2014 (LHN&GĐ)

Bà Y không thể lập di chúc định đoạt toàn bộ căn nhà được, bởi lẽ đây là tài sản chung của vợ chồng XY, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên hai vợ chồng (Điều 33 LHN&GĐ).

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.

Điều 210. Sở hữu chung hợp nhất

1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.

2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.”

Như vậy, ông X, bà Y mỗi người chỉ có quyền tài sản với ½ diện tích nhà đất.

Thời điểm bà Y lập di chúc, ông X đã qua đời, thừa kế của ông X đã mở và bà Y, chị A, chị B, anh C là những người thừa kế theo pháp luật của ông X. Vậy, bà Y được hưởng 1/4 diện tích nhà đất ông X sở hữu, tương đương với 1/8 diện tích nhà đất. Tổng phần đất bà X có quyền định đoạt là 5/8 diện tích nhà đất.

Do đó, trong di chúc của mình, bà Y chỉ có quyền định đoạt là 5/8 diện tích nhà đất. Việc bà Y để lại di sản của mình cho ai hoàn toàn do ý chí của bà (Điều 626).

Điều 624. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Điều 626. Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc có quyền sau đây:

Chỉ định người thừa kế.”

Trường hợp bà Y lập di chúc định đoạt toàn bộ nhà 300m2 nhà đất vẫn có thể dẫn đến tranh chấp di sản thừa kế.

Như đã trình bày ở trên, bà Y chỉ được quyền định đoạt phần tài sản thuộc sở hữu của mình. Khi bà Y định đoạt cả phần di sản không thuộc sở hữu của mình cho người khác trong di chúc, thì phần di chúc đó bị vô hiệu, di sản của ông X sẽ được chia theo pháp luật.

Như vậy, những người con khác của ông bà XY là A và C đều có căn cứ để tranh chấp di sản.

     Trên đây là phần nội dung tư vấn của Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội về nội dung mà bạn hỏi. Nếu còn vấn đề vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp tư vấn thêm, bạn vui lòng trực tiếp đến văn phòng tại địa chỉ: P.1108 Toà nhà N02 Số 35 Tân Mai – Hoàng Mai – Hà Nội. Điện thoại: 0982 205 385/ 0944 555 975.

Trân trọng!

Bài viết khác: Thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

Đánh giá