Ai có quyền nuôi dưỡng, quyền giám hộ khi con chưa thành niên có bố mẹ bị tai nạn tử vong

Ai có quyền nuôi dưỡng, quyền giám hộ khi con chưa thành niên có bố mẹ bị tai nạn tử vong, trách nhiệm nuôi dưỡng con chưa thành niên khi không còn bố mẹ ai là người có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái chưa thành niên có cha và mẹ bị chết vì tai nạn giao thông, tai nạn lao động

Xin chào VĂN PHÒNG LUẬT SƯ AN VIỆT, tôi câu hỏi sau mong được luật sư giải đáp: Con gái và con rể của tôi đã mất vì tai nạn giao thông, để lại ba đứa con, bé đầu tiên đã 9 tuổi. Ông bà nội của bọn trẻ đã mất. Người thân của bọn trẻ hiện nay chỉ có vợ chồng tôi là ông bà ngoại của các cháu, và các cô, gì, chú, bác ruột hai bên nội ngoại của các cháu. Hiện nay, vợ chồng tôi và các cô gì chú bác đều mong muốn nuôi dạy các cháu. Xin luật sư cho tôi hỏi, theo quy định của pháp luật  trong trường hợp này, Ai có quyền nuôi dưỡng, trách nhiệm nuôi dưỡng các cháu.

Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi thắc mắc về cho chúng tôi, trường hợp của bạn, Luật sư thuộc VĂN PHÒNG LUẬT SƯ AN VIỆT tư vấn cho bạn như sau:

  1. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Bộ luật Dân sự 2015;

– Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

NỘI DUNG TƯ VẤN

Theo Khoản 1, Điều 46, Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ). “

Theo Điều 49, BLDS 2015 quy định: Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ

“Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.

4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.”

Theo Điều 52, BLDS 2015 quy định: Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

“Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:

1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật, thứ tự để xác định người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên trước hết là anh, chị em ruột của bố mẹ các cháu, tức là các cô gì, bác, chú ruột của các bé.  Nếu các anh, chị em ruột của bố mẹ  các cháu không đủ điều kiện làm người giám hộ theo Điều 47, BLDS 2015 hoặc từ chối làm người giám hộ đương nhiên thì ông bà ngoại là người giám hộ của các cháu trong trường hợp này.

Bài viết tham khảo:

QUY ĐỊNH THỜI HIỆU THỪA KẾ ĐỐI VỚI DI SẢN LÀ BẤT ĐỘNG SẢN

THẾ CHẤP MỘT TÀI SẢN CHO NHIỀU NGÂN HÀNG ĐƯỢC KHÔNG

LUẬT SƯ BÀO CHỮA CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ

Trên đây là phần nội dung tư vấn của Ban tư vấn – Văn Phòng Luật Sư An Việt – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội về nội dung tư vấn pháp luật . Những thông tin pháp lý đăng tải được trả lời bởi các chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên các thông tin, trích dẫn chỉ mang tính chất tham khảo do các văn bản pháp luật dẫn chiếu luôn cập nhật và thay đổi nên có thể hết hiệu lực hoặc được thay thế bằng văn bản khác có hiệu lực tại thời điểm áp dụng; Để được giải quyết các công việc được chính xác và hiệu quả nhất bạn có thể gọi điện thoại qua số Hotline 0944.555.975/ 0982.205.385 hoặc gủi thư thông qua Gmail Luatsuhanoi.info@gmail.com Nếu còn vấn đề vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp tư vấn thêm, Quý khách vui lòng trực tiếp đến văn phòng tại địa chỉ: Toà nhà N02 – K35 Tân Mai – P. Tương Mai – Q. Hoàng Mai – Tp. Hà Nội.

   Trân trọng!

5/5 - (1 bình chọn)